Scholar Hub/Chủ đề/#dự phòng đột quỵ não/
Dự phòng đột quỵ não là tập hợp các biện pháp nhằm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự xuất hiện của đột quỵ não. Đột quỵ không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho não...
Dự phòng đột quỵ não là tập hợp các biện pháp nhằm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự xuất hiện của đột quỵ não. Đột quỵ không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho não, mà còn có thể dẫn đến tàn tật và tử vong. Dự phòng đột quỵ bao gồm các hoạt động như duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol, tránh tiếp xúc với thuốc lá và rượu bia, và điều trị các bệnh lý lâu dài như bệnh tim mạch và tiểu đường.
Dự phòng đột quỵ não bao gồm các biện pháp đơn giản và cần được thực hiện một cách có hệ thống. Dưới đây là một số chi tiết về các biện pháp dự phòng đột quỵ não:
1. Duy trì một lối sống lành mạnh: Để giảm nguy cơ đột quỵ, cần duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân đối, hạn chế đồ ăn có nhiều cholestrol, chất béo và muối, và tăng cường tiêu thụ trái cây, rau xanh, và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, cần duy trì cân nặng trong khoảng phù hợp và tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
2. Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn là một yếu tố quan trọng trong việc dự phòng đột quỵ. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhiều nhất có thể. Các hoạt động có lợi cho tim mạch như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, aerobic hoặc yoga đều được khuyến nghị.
3. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng trong việc dự phòng đột quỵ. Cần kiểm soát huyết áp và đường huyết, và điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc điều trị nếu cần. Nếu bạn có một bệnh tim mạch được chẩn đoán hoặc tiềm ẩn, hãy tuân thủ đúng quy trình theo dõi và điều trị.
4. Loại bỏ thói quen xấu: Tránh sử dụng thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường. Cần hạn chế tiêu thụ rượu và đồ uống có cồn, vì việc uống quá mức có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
5. Điều trị các bệnh lý lâu dài: Cần điều trị và kiểm soát các bệnh lý lâu dài như bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng mỡ máu, và bệnh truyền nhiễm. Điều này là để giảm nguy cơ về hình thành cục máu đông trong các mạch máu và giảm áp lực lên hệ thống mạch máu.
Ngoài ra, cũng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe, tư vấn với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ đột quỵ và tiếp nhận thông tin mới nhất về dự phòng đột quỵ.
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi, thời gian mắc bệnh, giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đột quỵ não không có mối liên quan với kiến thức về dự phòng bệnh của đối tượng nghiên cứu với p > 0,05. Trình độ học vấn, nguồn thông tin nhận được, chỉ số xét nghiệm (HbA1C, Cholesterol, Triglycerid) có mối liên quan với kiến thức dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu với p < 0,05. Kết luận: Trình độ học vấn, nguồn thông tin nhận, các chỉ số xét nghiệm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức về dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu
#Đái tháo đường #đột quỵ não #dự phòng đột quỵ não
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THỰC HÀNH DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ thực hành về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 71,4% người bệnh đã tuân thủ thực hành về dự phòng bệnh đột quỵ não ở mức độ đạt; còn 28,6% người bệnh chưa đạt về tuân thủ thực hành dự phòng bệnh đột quỵ não. Kết luận: Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II có trình độ văn hóa chưa cao. Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II chưa tuân thủ thực hành về dự phòng các nguy cơ gây đột quỵ còn chiếm tỷ lệ cao.
#Đái tháo đường #đột quỵ não #dự phòng đột quỵ não
Thực trạng kiến thức dự phòng đột quỵ não của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Nam Định năm 2022Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức dự phòng đột quỵ não của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Nam Định năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 327 người bệnh đái tháo đường type II đến khám và điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Nam Định từ tháng 03 - 05/2022, thông qua bộ câu hỏi đánh giá kiến thức dự phòng đột quỵ não.
Kết quả: Kiến thức chung về dự phòng đột quỵ não: 59,0% người bệnh có kiến thức mức độ đạt, 41,0% không đạt. Điểm kiến thức trung bình là 19,71 ± 4,554; thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 33 điểm trên tổng số 38 điểm. Trong đó, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về bệnh đột quỵ não là 53,8%; về các yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ não là 51,1% và kiến thức về thực hành dự phòng đột quỵ não là 62,4%.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type II có kiến thức chung về dự phòng đột quỵ não ở mức đạt chưa cao (59,0%).
#Kiến thức #dự phòng #đột quỵ não #đái tháo đường type II
Thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2019 – 6/2020 trên 248 người bệnh là người cao tuổi bị đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020.
Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng não là cơ quan tổn thương của đột quỵ não là 89,1 %. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh đột quỵ tương đối tốt: đau đầu đột ngột và dữ dội là 76,2%; đột ngột yếu một bên người là 99,6%; đột ngột khó nói là 98,8 %; chỉ có 25,4% câu trả lời đúng về dấu hiệu đột ngột mất trí nhớ là dấu hiệu của đột quỵ não. Kiến thức về hành động đúng của đối tượng nghiên cứu khi gặp một trường hợp nghi ngờ đột quỵ não là tốt, cụ thể: có 96 % trả lời đúng phải tránh té ngã cho người bệnh khi đột quỵ não xảy ra; có 96,4 % cho rằng người đột quỵ não cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt; chỉ có 0,4% người bệnh trả lời để người đột quỵ não ở nhà theo dõi.
Kết luận: Kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương tương đối tốt.
#Đột quỵ não #kiến thức #người cao tuổi #đái tháo đường
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng kiến thức dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân độiMục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và kiến thức dự phòng đột quỵ của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020. Đối tượng nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội điều trị nội trú tại Khoa A1-A và ngoại trú tại Khoa C1-2. Bác sĩ, điều dưỡng phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu theo mẫu câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Chúng tôi phỏng vấn 100 đối tượng nghiên cứu (98% nam, 2% nữ, tuổi trung bình 65 tuổi, từ 45 - 89 tuổi). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến được các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp (88%), béo phì (64%), các bệnh lý tim mạch (62%). Các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác được xác định bao gồm tuổi cao (58%); căng thẳng (54%), hút thuốc lá (58%), uống rượu bia (58%). Chỉ có lần lượt là 50%, 52% và 48% xác định đái tháo đường, tiền sử đột quỵ và cơn thiếu máu thoảng qua là nguy cơ đột quỵ. Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ chủ yếu được các đối tượng nghiên cứu xác định là đột ngột tê dại, yếu, liệt 1 bên cơ thể (78%), rối loạn lời nói (70%), đột ngột không nhìn thấy (48%). Để dự phòng đột quỵ, các đối tượng nghiên cứu cho rằng cần phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ (60%), lối sống khoa học và hợp lý (80%), ăn hạn chế muối (62%) và không uống rượu (64%). Kết luận: Hiểu biết của các bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội về dự phòng đột quỵ não còn chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức dự phòng đột quỵ cho các bệnh nhân tăng huyết áp, người cao tuổi trong Quân đội là rất cần thiết để dự phòng đột quỵ.
#Hiểu biết #tăng huyết áp #dự phòng đột quỵ não #sĩ quan cao cấp Quân đội
Đánh giá kiến thức thực hành dự phòng đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Mục tiêu: Đánh giá kiến thức thực hành dự phòng đột quỵ não (ĐQN) ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 726 bệnh nhân THA là cán bộ X điều trị điều trị nội, ngoại trú tại Viện điều trị Cán bộ X và Khoa Khám bệnh cán bộ X từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, thông qua bảng câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Trên 87% các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) thực hiện các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt sau khi mắc THA. Tuy nhiên, vẫn còn tương ứng 17,22% và 60,61% số bệnh nhân vẫn hút thuốc lá và uống rượu sau mắc THA. Có 69,97% tổng số các ĐTNC đo huyết áp hàng ngày. 75,07% đối tượng nghiên cứu kết hợp cả dùng thuốc với thay đổi lối sống để điều trị THA. Có 86,77% bệnh nhân tuân thủ điều trị có dùng thuốc hạ áp liên tục lâu dài và 93,66% bệnh nhân dùng thuốc hạ áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Kết luận: Gần 3/4 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có kiến thức thực hành tốt các biện pháp dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên, số đối tượng nghiên cứu biết cách xử trí đúng khi có cơn tăng huyết áp kịch phát còn chưa cao (62%). Chúng ta cần phải hành động để khắc phục điểm yếu này trong dự phòng và xử trí khi có cơn tăng huyết áp kịch phát.
#Thực hành #dự phòng #đột quỵ não #tăng huyết áp